Các nguyên tắc và yêu cầu cần có trong quy trình thi công đổ bê tông nhà cao tầng

Một trong những hạng mục nòng cốt trong quy trình xây dựng nhà đó là thi công đổ bê tông tạo kết cấu bền vững và thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Vậy làm sao để thi công đổ bê tông  nhà cao tầng đúng cách? Hãy tham khảo bài biết dưới đây cùng Bgroup để nắm chắc toàn bộ quy trình để xây dựng ngôi nhà của mình đẹp nhất.

Quy trình thi công đổ bê tông nhà cao tầng

Đổ móng cho nhà cao tầng
Đổ móng cho nhà cao tầng

Trước khi tiến hành đổ bê tông nhà cao tầng, cần phải kiểm tra lại chất lượng của giàn giáo, cốt thép, ván khuôn một cách kỹ lưỡng. Để ngăn cho việc đổ bê tông bị phân tầng thì chiều cao rơi tự do của bê tông phải không quá cao từ 1.5 đến 2m. 

Quá trình đổ bê tông nhà cao tầng sẽ được làm theo từng lớp, khi xong lớp nào phải đầm lớp ấy. Đổ bê tông nhà cao tầng theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ thấp đến cao. 

Giai đoạn cần phải chuẩn bị trước khi đổ bê tông nhà cao tầng

  • Cần phải tính toán nguyên vật liệu, đội thi công, máy móc thiết bị
  • Khoanh vùng khu vực đổ bê tông nhà cao tầng an toàn, không làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân
  • Kiểm tra các vấn đề khuôn đúc, đúng kích thước, nguyên vẹn không bị vỡ thủng
  • Kiểm tra kỹ về cốt thép, giàn giáo.
  • Kiểm tra sàn đổ bê tông nhà cao tầng đã đạt chuẩn về độ nhẵn và không được ngập nước

Trong quá trình đổ bê tông nhà cao tầng: Cốt thép phải đạt tiêu chuẩn chất lượng về chủng loại thép, vị trí, số lượng, chiều dài, nối buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép

Quy trình đổ bê tông cột

Đổ bê tông cột cho dự án nhà cao tầng
Đổ bê tông cột cho dự án nhà cao tầng
  • Đội thi công phải đưa bê tông vào khối đổ qua cửa sổ thông qua máng
  • Chiều cao rơi tự do của bê tông phải không quá 2m
  • Phải đảm bảo đầm để theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian từ 20-40s
  • Thợ đổ bê tông khi đổ đến đâu phải bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên để tránh trào ra ngoài
  • Lưu ý khi đổ bê tông ở cột lớp dưới hay bị rỗ do các cốt liệu to đọng lại ở đáy. Vì vậy thợ thi công nên đổ 1 lớp xi măng vữa đủ dày khoảng 10-20cm

 

Quy trình đổ bê tông dầm

Kê thép dầm sàn trước khi đổ bê tông
Kê thép dầm sàn trước khi đổ bê tông
  • Đối với nhà ở thông thường, chiều cao dầm đa số không quá 50cm. Thợ thi công sẽ tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Trong trường hợp chiều cao dầm lớn, thợ thi công nên đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm mới đổ tiếp.
  •  Sau khi đổ bê tông khối dầm với bản sàn thì sẽ liên kết với cột. Tiếp theo sẽ đổ bê tông tới độ cao cách mặt đáy dầm chừng 3-5cm thì dừng. Chờ cho mặt đáy ngót bớt rồi mới tiến hành đổ tiếp.

Quy trình đổ bê tông móng

Thi công đổ bê tông móng cho tòa nhà
Thi công đổ bê tông móng cho nhà cao tầng

Trước khi tiến hành làm lưới thép để đổ bê tông móng cho móng phải đặt đúng theo bản vẽ thiết kế. Việc đặt sai sẽ bản vẽ sẽ khiến kết cấu công trình bị lệch, giảm tác dụng và hiệu quả của công trình.

Sau khi trộn bê tông xong thì sẽ đổ móng bằng thiết bị bơm hoặc xe cút kít. Phải đảm bảo rằng bề mặt nhẵn phẳng hoặc tạo được độ dốc vừa phải. Nên sử dụng gỗ đóng để kiểm tra tình trạng bề mặt bê tông.

Quy trình đổ bê tông sàn

Nguyên tắc trong quy trình đổ bê tông sàn là thực hiện theo hướng giật lùi, hình thành một lớp, tránh tình trạng phân tầng, phân lớp. Chiều dày của bê tông sàn thường từ 8-10cm, cần phải hạn chế tình trạng nút nền xảy ra.

Mặt sàn sẽ chia thành từng dải, chiều rộng mỗi dải là 1-2m. Cần phải kiểm soát độ cao khi đổ bê tông sàn để tránh việc rơi lãng phí bê tông. Thợ thi công sẽ dùng bàn xoa để làm phẳng sàn,

Quy trình đổ bê tông sàn sẽ đi từ vị trí xa tới gần, ngăn không cho nước đọng ở hai đầu và các góc làm cốp pha. Các thao tác như đổ, đầm, gạt, xoa bê tông cần được thực hiện liền tay.

Những lưu ý khi đổ bê tông nhà cao tầng

  • Phải đảm bảo an toàn lao động
  • Thời gian để trộn lại bê tông là khoảng 1 giờ 30 phút. Nếu vữa bê tông đã trộn sau 1 giờ 30 phút vẫn chưa được đổ vào khuôn thì cần phải trộn lại. Tuy nhiên, không cần đổ nước vào để tránh vữa bê tông bị nhão, giảm cường độ chịu lực.

Qua bài viết bài này, hy vọng các bạn đã hiểu được về quá trình thi công đổ bê tông nhà cao tầng. Quy trình đổ bê tông là một hạng mục quan trọng trong kết cấu xây dựng tòa nhà. Khi đã nắm rõ quy trình đổ bê tông nhà cao tầng như thế nào là đúng kỹ thuật, bạn sẽ có thể quan sát hay thi công công trình nhà mình có bị sai sót hay không. 

BGroup  nhà thầu chuyên cung cấp các dịch vụ thi công trọn gói  khu vực Bình Dương. Liên hệ đến hotline 02746.559.494 để được cung cấp thêm các thông tin tư vấn về các dịch vụ trọn gói tại Bgroup nhé!

Xem các bài viết khác tại đây:

Tiêu chí thi công bể phốt an toàn của đơn vị Bgroup

Làm thế nào để dự án thi công nhà ở tiết kiệm nhất?

Top 8 kỹ thuật thi công tốt nhất phổ biến tại Bình Dương

Tiêu chuẩn xây dựng nhà cao tầng cập nhật 2022

Móng gạch là gì? Cấu tạo tiêu chuẩn của móng gạch