Sự khác biệt giữa nhà thầu chính và phụ là gì?

Lựa chọn một đơn vị nhà thầu phù hợp, đảm bảo chất lượng là ưu tiên hàng đầu của chủ đầu tư trong quá trình hoàn thiện dự án xây dựng. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn chưa thể phân biệt rõ trách nhiệm và quyền hạn của cả nhà thầu chính và phụ. Vì vậy, thông tin tổng hợp sau đây sẽ mang đến nguồn kiến thức bổ ích, hỗ trợ quá trình tìm hiểu, và thu thập thêm thông tin về hai đơn vị dự thầu này. 

Nhà thầu xây dựng là gì?

Nhà thầu được xem là một đơn vị hoặc tổ chức có đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật và năng lực kinh nghiệm để đảm nhiệm thi công, hoàn thiện một công trình cụ thể trên thị trường. Thời điểm tiếp nhận dự án xây dựng có hiệu lực ngay khi chủ đầu tư đồng ý chuyển giao toàn bộ thông tin về công đoạn thiết kế, kế hoạch về chi phí và thời gian cho đơn vị nhận thầu. Giữa hai bên sẽ tiến hành ký kết bản hợp đồng để đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm trong suốt quá trình diễn ra hoạt động thi công.

Giới thiệu cơ bản về khái niệm nhà thầu
Giới thiệu cơ bản về khái niệm nhà thầu

Điểm khác biệt cơ bản giữa nhà thầu chính và phụ là gì?

Để có thể nắm rõ những đặc điểm khác biệt của nhà thầu chính và nhà thầu phụ thì chủ đầu tư, khách hàng cần phải tiếp cận trên nhiều phương diện, bao gồm:

Định nghĩa cơ bản về nhà thầu chính và phụ

Nhà thầu chính được biết là đơn vị chịu toàn bộ trách nhiệm liên đới đến công tác hoàn thiện công trình theo đúng tiêu chí đã cam kết, và phải đảm bảo về thời gian. Đây là tổ chức sẽ phải trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục như Pháp luật đã quy định.

Trong khi đó, nhà thầu phụ đại diện là tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tham gia một hoặc một số hạng mục cơ bản trong công trình xây dựng. Thầu chính sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu phụ, và tiến hành ký kết hợp đồng phân công công việc nếu bên chủ đầu tư chấp nhận. Có thể nói, nhà thầu phụ không làm việc trực tiếp với đơn vị đầu tư mà thông qua kênh gián tiếp là nhà thầu chính. 

Nhà thầu phụ và nhà thầu chính trong xây dựng
Nhà thầu phụ và nhà thầu chính trong xây dựng

Trách nhiệm của nhà thầu chính và phụ

Khi đề cập đến trách nhiệm của cả nhà thầu chính và phụ, thì mỗi bên mời thầu sẽ phải tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin, nhằm soạn thảo điều khoản hợp đồng sao cho phù hợp nhất. Cụ thể là:

  • Nhà thầu chính đảm nhiệm chức năng kiểm soát, triển khai toàn bộ dự án thi công xây dựng. Đơn vị thầu sẽ phải chịu mọi trách nhiệm với chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ và khối lượng công trình có liên quan, cũng như phần công việc đã phân bổ cho nhà thầu phụ
  • Nhà thầu phụ chỉ được giới hạn khả năng phụ trách công việc thuộc các danh mục đã ký kết với nhà thầu chính/tổng thầu trên hồ sơ dự thầu. Giá trị công việc được tính dựa trên giá trị của bản hợp đồng được ký kết tại thời điểm đó. 

Nghĩa vụ của nhà thầu chính và phụ theo quy định

Một số điểm khác biệt cụ thể giữa nhà thầu chính và phụ liên quan đến trách nhiệm được cung cấp dưới đây sẽ giúp mọi người đưa ra những đánh giá cụ thể nhất:

  • Nhà thầu chính có nghĩa vụ cam kết giải quyết, hoặc xử lý các yêu cầu của chủ đầu tư liên quan đến công trình xây dựng trong khoảng thời gian cho phép theo quy định của hợp đồng. Đồng thời, đơn vị này phải luôn sẵn sàng lưu trữ, bảo quản và cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ trong các cuộc báo cáo, họp và thẩm định đúng theo số lượng yêu cầu. 
  • Nhà phụ phải đảm bảo hoàn thành tốt các công việc mà nhà thầu chính đã đề nghị, và kê khai minh bạch tình hình thi công để nhà thầu tính nắm bắt mức độ triển khai kịp thời. 

Nguyên tắc lập kế hoạch chọn nhà thầu phù hợp

Tiêu chí lập kế hoạch chọn nhà thầu 
Tiêu chí lập kế hoạch chọn nhà thầu

Mục đích chính của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu là đảm bảo năng lực đấu thầu diễn ra cạnh tranh, hiệu quả và công bằng trên thị trường. Ba nguyên tắc cơ bản sau đây sẽ cực kỳ hữu ích trong hoạt động chọn lọc nhà thầu chính và phụ của chủ đầu tư:

  • Lập kế hoạch cho toàn bộ dự án hoặc cho một/một số giai đoạn trong một gói thầu có giá trị lớn
  • Phải ghi rõ số lượng gói thầu sẽ được thực hiện và nội dung chi tiết của từng gói thầu
  • Đảm bảo yếu tố về dự trù chi phí, phân chia dự án và đạt tiêu chí về đồng bộ với quy mô đã đề ra. 

Bài viết trên đây giúp mọi người có thể nắm bắt thêm kiến thức, thông tin để có thể dễ dàng hơn trong quá trình phân biệt nhà thầu chính và phụ. Nhờ vậy, quá trình thi công xây dựng sẽ hạn chế tối đa sai sót, giảm thiểu một số nguy cơ như chọn sai đơn vị thầu phụ trách cho từng giai đoạn hoàn thiện khác nhau. Truy cập vào website https://tapdoanbgroup.vn/ để đọc thêm bài viết có liên quan đến nhà thầu được tổng hợp chi tiết bởi đội ngũ của Tập đoàn Bgroup.