Quy trình thi công phần thô cho một công trình như thế nào?

Để hoàn thiện xây dựng một công trình, dự án cần lên kế hoạch cho nhiều công đoạn, kỹ thuật thi công khác nhau. Khái niệm thi công phần thô là gì? Hoàn thiện phần thô cho một công trình là một trong những thắc mắc được nhiều khách hàng quan tâm đến khi bắt đầu xây dựng dự án. 

Vì thế, bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc tổng quan về việc thi công phần thô nhằm giúp các bạn có thể nắm rõ và hiểu sâu hơn khái niệm, cũng như có thêm kiến thức trong việc xây dựng công trình.

Khái niệm thi công phần thô được hiểu như thế nào?

Thi công phần thô thực chất là khung sườn của một ngôi nhà, dự án. Phần kết cấu hệ thống chịu lực, bê tông cốt thép bao gồm nền móng, dầm, sàn, cột. Bên cạnh đó còn hệ thống tường bao che và các chi tiết như tường gạch xây, dựng cầu thang bậc, lắp ghép ống nước âm tường, đế âm điện… 

Các công việc cơ bản trong thi công phần thô bao gồm: 

  • Đào móng.
  • Xử lý nền.
  • Thi công cốp pha, cốt thép.
  • Đổ bê tông.
  • Xây tường…

Còn phần hoàn thiện phần thô sẽ bao gồm các công đoạn tạo sự thẩm mỹ cho ngôi nhà, lắp đặt hệ thống thiết bị tất yếu. Tức là những hạng mục công việc còn lại như lắp đặt hệ thống, xây, tô, trát tường cần để hoàn thiện một công trình xây dựng nhà là phần hoàn thiện.

Tầm quan trọng của thi công phần thô trong xây dựng

Hình ảnh thi công phần thô của một công trình
Hình ảnh thi công phần thô của một công trình

Thi công phần thô là nền móng cực kì quan trọng cho những quy trình, hạng mục thi công sau này vì thế cần được tính toán, thực hiện một cách nghiêm ngặt. Có thể nói phần thô được thực hiện tốt thì những phần sau thi công càng thuận tiện và tiết kiệm chi phí, thời gian đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến công trình.

  • Đảm bảo chất lượng, tuổi thọ, độ bền của một công trình. 
  • Thời gian sửa chữa hoặc xây dựng trở về sau sẽ dễ dàng hơn.
  • Chất lượng thi công đạt tiêu chuẩn
  • Góp phần làm cho không gian kiến trúc đẹp, sang trọng hơn rất nhiều.

Những hạng mục và quy trình thi công phần thô của một công trình xây dựng

Công tác nghiên cứu bản thiết kế và khảo sát mặt bằng xây dựng 

Nghiên cứu kỹ lưỡng bản thiết kế và đưa ra thống nhất với ý kiến khách hàng
Nghiên cứu kỹ lưỡng bản thiết kế và đưa ra thống nhất với ý kiến khách hàng

Nếu chủ đầu tư đã có sẵn bản thiết kế và chỉ sử dụng dịch vụ gói xây dựng phần thô. Khi đó, các đội ngũ kiến trúc sư và đội ngũ thi công bên phía công ty cung cấp dịch vụ sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ thiết kế, các yêu cầu kỹ thuật từ khách hàng để đưa ra sự thống nhất biện pháp thi công tối ưu nhất.

Sau khi hoàn thành công tác nghiên cứu bản thiết kế, sẽ tiến hành khảo sát mặt bằng xây dựng một cách kĩ lưỡng để đánh giá đầy đủ về hiện trạng mặt bằng chuẩn bị thi công. Đồng thời đưa ra các giải pháp thi công phần thô nhằm tiết kiệm chi phí, tối ưu tiến độ thi công và đảm bảo an toàn lao động.

Dọn dẹp công trường, tháo dỡ nhà cũ (nếu có)

Tiến hành tháo dỡ công trình cũ và đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng, rủi ro khi di dời công trình cũ. Đồng thời đưa ra hướng giải quyết các vấn đề tháo dỡ an toàn phù hợp với môi trường, điều kiện xung quanh.

Thực hiện đào móng, xử lý nền phần thô của công trình thi công phần thô

  • Lựa chọn loại móng và kỹ thuật thi công phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, đi cùng kết cấu của ngôi nhà như trong kế hoạch thi công đã bàn trước đó.
  • Đóng cọc cừ tràm hoặc ép cọc bê tông, sau đó mới tiến hành làm móng công trình ngầm, hố ga, đường thoát nước và hầm nhà (nếu phát hiện nền móng yếu trong quá trình đào móng).

Nên lựa chọn loại xi măng hoặc bê tông tươi có chất lượng, thương hiệu uy tín trên thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho dự án của khách hàng.

Thi công sàn tầng (đổ bê tông)

  • Đổ bê tông (sàn, dầm, cột) bao gồm các công tác chính:
  • Chuẩn bị cốp pha, cốt thép để thi công.
  • Nghiệm thu cẩn thận đối với từng hạng mục.
  • Tiến hành đổ và đầm bê tông, sau đó chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha. 
  • Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ nhằm đảm bảo độ bền và chất lượng công trình. 

Đối với quy trình thi công cốt thép gồm có 3 bước cơ bản: 

  • Nối buộc và hàn thép.
  • Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
  • Kiểm tra cốt thép về kích thước, số lượng, sự ổn định, chiều dài thép chịu lực, độ dài nối thép,..trước khi đổ bê tông.
 Đội ngũ xây dựng tiến hành đổ bê tông cốt thép cho phần thô
Đội ngũ xây dựng tiến hành đổ bê tông cốt thép cho thi công phần thô

Thi công xây tường

  • Sau khi đổ bê tông, đợi khô, rút cốp pha 
  • Tiến hành xây toàn bộ tường bao, ngăn chia phòng.
  • Tạo hình không gian, xây dựng tường cho các phòng có chức năng đặc biệt.
  • Lắp đặt hệ thống điện, ống nước, hộp nối điện an toàn
  • Sau cùng là hoàn thiện việc tô trát tường.

Hoàn thiện phần thô (hoàn thành và ký kết nghiệm thu)

  • Đóng trần và trang trí
  • Lắp đặt thiết bị vệ sinh, bồn nước, hệ thống đèn điện.
  • Sơn nước hai lớp và kiểm tra lại toàn bộ công trình
  • Bước cuối cùng là dọn dẹp vệ sinh, hoàn thiện công trình trước hai ngày bàn giao.

Thi công và hoàn thiện phần thô là một trong những công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xây dựng một công trình, dự án. Nếu như bạn chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm từ việc chọn mua vật tư đến thi công xây nhà chắc chắn sẽ không biết sẽ lựa chọn đơn vị nào uy tín.

Nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ của bạn, hãy liên hệ BGroup – công ty đầu tư và phát triển các dự án uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam, thông qua địa chỉ website https://tapdoanbgroup.vn

Ngoài ra, bạn còn nhận được sự tư vấn trực tiếp về các dịch vụ thi công phần thô tại Thủ Dầu Một – Bình Dương. Đây sẽ là sự lựa chọn thông minh dành cho dự án của bạn.