Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn

Ngày xưa, việc thi công trần thạch cao chưa được phát triển. Các chủ công trình và những người thợ xây phải làm bằng trần đúc hoặc trần bằng ván ép. 

Nhưng từ khi công nghệ xây dựng trần thạch cao ngày càng chuyên nghiệp hóa. Thi công trần thạch cao dần dần đáp ứng được sự đòi hỏi của khách hàng tại TP Thủ Dầu Một. Đặc biệt là những khách hàng khó tính nhất.

Kết cấu trần thạch cao

Cấu tạo trần thạch cao
Cấu tạo trần thạch cao

Trần thạch cao bao gồm 4 thành phần chính:

  • Thanh chính:  được dùng để chịu lực khi treo trên trần nhà
  • Thanh phụ: được kết nối với các thanh chính để đỡ tấm trần thạch cao
  • Thanh viên: thanh được liên kết giữa vách tường với thanh chính và thanh phụ
  • Tấm thạch cao: Tấm được liên kết với toàn bộ các thanh để phủ hệ thống nhằm tạo nên mặt bằng hoàn chính

Phân loại trần thạch cao

Có 2 loại trần thạch cao chính trên thị trường. Bao gồm:

Trần thạch cao thả khung xương nổi: 

Tấm trần sẽ được gác lên khung xương. Bởi vì dễ dàng lắp đặt, tải trọng nhẹ, đơn giản nên tiết kiệm chi phí, dễ tháo lắp, sửa chữa. Tuy nhiên, việc thi công trần thạch cao khung xương nổi có tính thẩm mỹ không cao.

Trần thạch cao khung thả khung xương nổi
Trần thạch cao khung thả khung xương nổi

Trần thạch cao chìm: 

Hệ thống khung xương được che kín bên trên các tấm thạch cao. Nhờ có ưu điểm linh hoạt trong quá trình thi công. Vì vậy, thi công trần thạch cao chìm rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở hiện nay.

Trần thạch cao chìm có 2 loại:

  • Trần thạch cao phẳng
  • Trần thạch cao giật cấp

Quy trình thi công trần thạch cao 

Xử lý thô trần thạch cao

Xử lý thô trần thạch cao 
Xử lý thô trần thạch cao
  • Bước 1: Đo độ cao của trần, dùng ống Nivo hoặc máy Laser để lấy độ cao của tường
  • Bước 2: Xác định vị trí thanh viền tường và đánh dấu các vị trí cần thiết
  • Bước 3: Cố định thanh viền tường bằng vít hoặc đóng đinh
  • Bước 4: Cắt ty ren phù hợp với độ cao của trần
  • Bước 5: Sắp xếp các thanh chính sao cho phù hợp với hướng của ty ren
  • Bước 6: Lắp thanh chính và ty ren đã treo. Sau đó lắp các thanh chính và thanh phụ lại với nhau
  • Bước 7: Kiểm tra các thanh cho khung trần được phẳng
  • Bước 8: Căn chỉnh khung trần và lắp tấm lên khung, sao cho chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ liên kết tấm vào khung bằng vít.

Hoàn thiện trần thạch cao

Hoàn thiện trần thạch cao
Hoàn thiện trần thạch cao
  • Bước 1: Ghép các tấm lại với nhau, dán băng keo, ghép các mép khít lại với nhau
  • Bước 2: Dùng bột chít để xử lý mối nối
  • Bước 3: Hòa bột bả với nước để thi công tấm thạch cao
  • Bước 4: Dùng hỗn hợp vừa hòa bả vào tấm thạch cao (nên cán bả chéo một góc 45 độ so với trần)
  • Bước 5: Chờ tấm thạch cao khô hẳn. Sau đó dùng giáp để làm cho bề mặt tấm thạch cao mịn hơn.
  • Bước 6: Sơn lớp sơn maxilite để có trần nhà thạch cao đẹp nhất

Kỹ thuật thi công trần thạch cao đúng tiêu chuẩn

Kỹ thuật thi công trần thạch cao thả khung xương nổi

Dùng thước đo chiều cao của trần và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser. Sau đó đánh dấu vị trí của mặt bằng trần nhà.

  •  Bước 2: Cố định thanh viền tường

Dùng búa đóng đinh thép hoặc khoan để cố định thanh viền tường 

  • Bước 3: Phân chia trần nhà

Phân chia trần nhà nên lựa chọn khoảng cách giữa tâm điểm của thanh chính và thanh phụ một khoảng: 60 x 120cm; 61 x 122cm, 60 x 60cm, 61 x 61cm.

  • Bước 4: Móc treo trần thạch cao (Ty)

Khoảng cách các điểm móc treo thả là 120 – 122 cm. Trong đó, khoảng cách từ móc treo đầu đến vách phải đạt 60cm. Các điểm treo phải được khoan vào sàn BTCT

  • Bước 5: Móc và liên kết với các thanh dọc

Được liên kết với nhau bằng các lỗ liên kết chéo trên 2 đầu theo khẩu độ 80 – 120 cm

  • Bước 6: Liên kết thanh phu 1

Khoảng cách của các đầu thanh phụ trên các lỗ thanh chính là 60 x 61cm

  • Bước 7: Liên kết thanh phu 2

Được liên kết với thanh phụ 1 với kích thước là 60cm

  • Bước 8: Điều chỉnh khung trần
  • Bước 9: Lắp tấm lên khung trần
  • Bước 10: Xử lý viền trần và hoàn thiện trần thạch cao nổi

Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm

  • Bước 1: Xác định độ cao
  • Bước 2: Cố định thanh viền tường
  • Bước 3: Phân chia khoảng trần
  • Bước 4: Treo trần thạch cao
  • Bước 5: Tiến hành lắp đặt thanh chính
  • Bước 6: Lắp đặt thanh phụ
  • Bước 7: Lắp ghép tấm trần thạch cao chìm
  • Bước 8: Phủ kín các mối nối bằng bột trít
  • Bước 9: Xử lý viền trần và hoàn thiện trần thạch cao chìm

Để đạt được chất lượng tốt nhất trong việc thi công trần thạch cao của bạn tại TP Thủ Dầu Một. Ngoài việc chọn lựa những chất liệu tốt, còn phải thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật để đảm bảo cho căn nhà của bạn sang trọng và chất lượng hơn.

Hãy liên hệ hotline 02746.559.494 với đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của BGroup để được tư vấn dịch vụ đầu tư và phát triển dự án, thi công trần thạch cao nhà ở một cách hiệu quả nhất.