Hệ thống Busway được biết đến là một trong những hệ thống truyền tải điện tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên đối với nhiều người, khái niệm trên vẫn còn tương đối xa lạ. Nếu bạn cũng đang mù mờ đối với công nghệ này, đừng bỏ qua bài viết của Tập đoàn BGroup. Chúng ta sẽ cùng xem qua phương pháp thi công busway này có gì đặc biệt!
Tìm hiểu về hệ thống Busway
Trước khi đi vào tìm hiểu cách thi công hệ thống Busway, hãy cùng điểm qua một số thông tin chính về công nghệ này dưới đây.
Hệ thống Busway là gì?
Nói một cách dễ hiểu, Busway là thanh dẫn điện. Chúng được sử dụng thay thế cáp điện. Điểm khác biệt của Busway là nó được chế tạo dưới dạng thanh. Bên ngoài là lớp vỏ bọc cứng. Các dây dẫn của busway được chuyển thành dạng lõi đồng hoặc nhôm và được phủ cách điện.
Các thanh busway có chiều dài tối đa là 3m và được kết nối bằng đầu nối. Các thanh này có thể được trang bị vị trí lấy điện hoặc không. Điều này tùy thuộc vào vị trí lắp đặt của hệ thống busway trong tòa nhà.
Ưu điểm khi sử dụng Busway
Hệ thống Busway hiện nay được sử dụng rất nhiều. Vì thế hẳn thiết kế này phải có những ưu điểm nổi bật khi so sánh với các công nghệ khác.
Các ưu điểm nổi bật của Busway bao gồm:
- Khả năng truyền tải điện lớn, lên đến 6300A, 7500A
- Ít hỏng hóc Có khả năng trích dẫn điện từ 1 trục thanh dẫn tới các vị trí khác
- Tính thẩm mỹ tốt, không tốn không gian lắp đặt. Nhờ đó tiết kiệm diện tích cho tủ phân phối điện chính.
- Tiết kiệm hơn so với các hệ thống cáp điện truyền thống.
Hướng lắp thi công hệ thống Busway
Để thi công hệ thống Busway cho tòa nhà, cần thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Kiểm tra các thành phần trong hệ thống
Trước khi tiến hành thi công, cần kiểm tra các thành phần trên phiếu giao hàng hoặc hóa đơn xem đã đầy đủ hay chưa. Đồng thời, cần đảm bảo không có thanh dẫn điện hay bất cứ bộ phận nào bị hư hại.
Bước 2: Xác định trình tự lắp đặt hệ thống Busway
Thông thường các bản vẽ lắp đặt hệ thống sẽ được cung cấp kèm theo hộp phụ kiện. Đơn vị thi công hệ thống busway cần phải đảm bảo lắp đặt các thành phần sao cho phù hợp với bố trí mặt bằng trong bản vẽ.
Bước 3: Kết nối các thành phần của hệ thống
Tiếp đến là kết nối các thành phần của Busway. Chú ý giữ đúng khoảng cách giữa các thành phần liền kề của hệ thống. Ngoài ra, điều quan trọng là phải thiết lập đúng kết nối giữa các phần dẫn điện. Chú ý không để thiếu sót nắp đậy trên các phần nối.
Bước 4: Kiểm tra lại các bộ phận đã lắp ráp
Sau khi đã kết nối thành phần xong, hãy kiểm tra lại điện trở của các chỗ bố trí. Đồng thời, cách ly thanh dẫn khỏi máy biến áp và các thiết bị tương tự.
Bước 5: Kết thúc các điểm nối Busway
Tại bước cuối cùng, hãy đóng lại nắp trên các mối nối cơ khí của Busway.
Các sự cố thường gặp khi lắp đặt hệ thống busway
Sự cố là điều không mong muốn nhưng thực tế có thể xảy ra đối với các công trình lắp đặt Busway. Dưới đây là một số lỗi người thi công cần lưu ý:
- Lỗi chế tạo: đây là tình trạng hiếm khi xảy ra. Bởi các hãng thường test rất kỹ trước khi được xuất xưởng. Tuy nhiên, các va đập khi vận chuyển, tác động cơ học,…có thể là nguyên nhân khiến hệ thống Busway không hoạt động.
- Lỗi đầu nối không chặt: lỗi này sẽ gây ra hiện tượng phóng điện và hư hỏng.
- Lỗi ngấm nước: đa số các Busway với IP54 khi bị ngấm nước lâu dài sẽ đều dẫn đến sự cố cho hệ thanh dẫn. Chính vì vậy cần chú ý đảm bảo môi trường lắp đặt khô ráo
- Lỗi các tải nặng khởi động cùng lúc: đây là lỗi hiếm gặp nhưng không phải không thể xảy ra
- Lỗi hư hỏng hệ thống treo: thường xảy ra do quá trình bảo quản, thi công Busway
Trên đây là hướng dẫn thi công hệ thống Busway và một số lỗi có thể xảy ra với Busway mà bạn cần lưu ý. Mong rằng sau bài viết, bạn sẽ nắm vững hơn kỹ thuật thực hiện. Đồng thời có kinh nghiệm xử lý những sự cố thường gặp trên hệ thống!
Gọi ngay hotline: (027) 46. 559. 494