Phân loại nhà thầu xây dựng phổ biến hiện nay 

Để có thể hoàn thiện một công trình xây dựng đảm bảo chất lượng và hiệu quả về thời gian thì vai trò của các nhà thầu xây dựng ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, sự đa dạng của các gói dịch vụ nhà thầu hiện nay khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn một đơn vị phù hợp. Vì vậy, nội dung phân loại nhà thầu xây dựng sau đây sẽ hỗ trợ tốt hơn cho vấn đề này. 

Phân loại nhà thầu xây dựng trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trong lĩnh vực kiến trúc – xây dựng, các nhà thầu được phân chia dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau với mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Thế nhưng, căn cứ vào thực tế tại Việt Nam, nhà thầu được phân chia thành:

Phân loại dựa trên vai trò của nhà thầu xây dựng

Vai trò nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các nhà thầu trong suốt quá trình thi công dự án, và liên quan đến 2 loại nhà thầu cơ bản là:

  • Nhà thầu chính: chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu của bất kỳ dự án nào, có thể là một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một tổ chức cụ thể. Trên thực tế, họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. 
  • Nhà thầu phụ: chịu sự điều phối linh hoạt của nhà thầu chính, dựa trên bản hợp đồng đã được ký kết từ trước. Có thể nói, nhóm đối tượng này làm việc trực tiếp với nhà thầu chính, và hầu như không tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư.  
Nhà thầu chính chịu trách nhiệm cơ bản khi dự thầu
Nhà thầu chính chịu trách nhiệm cơ bản khi dự thầu

Phân loại nhà thầu xây dựng dựa trên quốc tịch

Đối với các công trình, tòa nhà có quy mô lớn, cần đến vốn và kỹ thuật thi công từ các đơn vị quốc tế thì sẽ ưu tiên phân loại theo cách thức này, cụ thể là:

  • Nhà thầu nước ngoài: có cơ chế thành lập và hoạt động theo quy định của các quốc gia khác, nhưng có khả năng tham gia dự thầu tại Việt Nam
  • Nhà thầu trong nước: được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, chịu ảnh hưởng bởi Hiến pháp và Pháp luật của nước ta. 

Phân loại nhà thầu theo chức năng

Nhà thầu được phân loại theo chức năng thường được áp dụng cực kỳ phổ biến, ở hầu hết các thị trường, và sẽ có:

  • Nhà thầu xây dựng thi công công trình, nhà ở
  • Nhà thầu tư vấn, thiết kế cho chủ đầu tư
  • Nhà thầu chuyên đánh giá, thẩm định toàn bộ công trình sau thi công
  • Nhà thầu khác
Hoạt động thẩm định của nhà thầu
Hoạt động thẩm định của nhà thầu

Phân loại nhà thầu xây dựng theo tư cách

Với hình thức này, sẽ có hai loại phổ biến là:

  • Nhà thầu liên doanh: từ hai nhà thầu trở lên tham gia vào hoạt động dự thầu và hoàn thiện gói thầu theo nội dung ký kết trên hợp đồng. Điều này có thể mang đến nhiều ưu điểm trong phân phối chi phí, và lực lượng nhân công
  • Nhà thầu độc lập: Chỉ có duy nhất một nhà thầu tham gia vào hoạt động quản lý và giám sát quá trình thi công của dự án, tăng cường sự linh hoạt trong các khâu quản lý, cũng như mua sắm nguyên liệu 

Đây là 3 tiêu chí để phân loại nhà thầu phổ biến trên thị trường hiện nay, giúp đảm bảo cho khách hàng có thể lựa chọn được phương án tối ưu nhất về cả chất lượng, lẫn chi phí. 

Trách nhiệm theo quy định của các nhà thầu xây dựng

Ngoài những điều khoản giới hạn về quyền và nghĩa vụ cụ thể của nhà thầu xây dựng trên hợp đồng, nhà thầu cần phải đáp ứng các nghĩa vụ cơ bản sau:

  • Cung cấp đầy đủ các loại vật tư và đội ngũ nhân viên hỗ trợ cho quá trình hoàn thiện công trình
  • Đảm bảo hoàn thiện toàn bộ từng hạng mục của hệ thống công trình, cơ sở vật chất
  • Ký hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ liên quan đến các chi phí hỗ trợ và phát sinh rủi ro khi thi công
  • Tham gia vào khẩu quản lý phương tiện vận tải, biện pháp thi công xây dựng và các loại thiết bị được phép sử dụng theo thỏa thuận giữa các bên. 

Điều kiện hoạt động của nhà thầu xây dựng

Trước khi tham gia dự thầu công trình xây dựng thì nhà thầu cần phải đảm bảo trang bị đầy đủ:

  • Giấy phép kinh doanh theo đúng lĩnh vực phân loại nhà xây dựng do Bộ Xây dựng quy định và ban hành
  • Chứng chỉ hành nghề thi công, đảm bảo xây dựng cơ sở, vật chất
  • Đội ngũ nhân viên kiến trúc, thiết kế, và kỹ thuật phải có kiến thức chuyên môn, đã trải qua các khóa đào tạo phù hợp
  • Nhà thầu đã từng có kinh nghiệm trong vận hành công trình
  • Khả năng tài chính đảm bảo, có năng lực phân phối chi phí tốt giữa các hạng mục thi công
Giấy phép kinh doanh của nhà thầu
Giấy phép kinh doanh của nhà thầu

Bài viết trên đây cung cấp một số cách thức để phân loại nhà thầu xây dựng phổ biến nhất, nhằm mang đến những thông tin hữu ích khi lựa chọn dịch vụ cho khách hàng. Truy cập vào website https://tapdoanbgroup.vn/ của Tập đoàn BGroup để đọc thêm bài viết về hoạt động, chức năng của nhà thầu, cũng như liên hệ sử dụng gói thầu của đơn vị qua đội ngũ nhân viên tư vấn. Liên hệ ngay hotline 02746.559.494 để được giải đáp nhanh chóng, chính xác.