Bgroup thi công hệ thống điện nhẹ như thế nào?

Hệ thống điện nhẹ là mạng lưới điện vô cùng phổ biến trong các công trình, dự án xây dựng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng hoàn thiện tốt nhất, mỗi nhà thầu cần nắm rõ nguyên lý hoạt động và phương án bố trí sao cho phù hợp nhất. Hãy cùng đơn vị BGroup tìm hiểu về biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ an toàn ngay dưới đây. 

Định nghĩa cơ bản về hệ thống điện nhẹ trong xây dựng

Điện nhẹ là nguồn điện có chỉ số điện áp dưới 35V Ac hoặc dưới 60V DC. Vì vậy, chúng ít có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng con người so với mạng lưới điện thông thường. Hầu hết, dòng điện nhẹ thường được sử dụng để hỗ trợ cho các máy móc, thiết bị hoạt động ổn định. Vì vậy, lắp đặt hệ thống điện nhẹ sẽ là phương án tối ưu, đảm bảo sự vận hành an toàn của toàn bộ công trình đang thi công đối với đội ngũ lao động. 

Kết cấu của mạng lưới điện nhẹ bao gồm hệ thống nào?

Hệ thống điện nhẹ được bố trí trong giám sát, bảo vệ an ninh
Hệ thống điện nhẹ được bố trí trong giám sát, bảo vệ an ninh

Những ứng dụng phổ biến hiện nay của hệ thống điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống điện thoại và mạng để đảm bảo kết nối thông tin bên ngoài và bên trong
  • Hệ thống camera giám sát, bảo vệ an ninh cho  nhà ở, tòa nhà
  • Hệ thống âm thanh thông báo cho toàn bộ công trình
  • Hệ thống quản lý thang máy, cửa ra vào của công trình
  • Hệ thống cảnh báo cháy trong trường hợp khẩn cấp
  • Hệ thống chống đột nhập công trình, dự án xây dựng
  • Hệ thống tích hợp quản lý đa chức năng
  • Hệ thống liên lạc nội bộ của công trình, hệ thống truyền hình

Cần dựa trên yêu cầu của chủ đầu tư mà nhà thầu triển khai những biện pháp phù hợp, đảm bảo chất lượng tối đa cho dự án. 

Biện pháp lắp đặt hệ thống điện nhẹ an toàn, chất lượng

Muốn hệ thống điện nhẹ được hoàn thiện đạt chuẩn yêu cầu thì nhà thầu phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thi công. Cụ thể là:

Công tác chuẩn bị cho thi công hệ thống điện nhẹ

Hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị liên quan đến hệ thống điện 
Hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị liên quan đến hệ thống điện

Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho hoạt động lắp đặt hệ thống điện nhẹ thì nhà thầu phải đảm bảo:

  • Lập bản hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị liên quan đến hệ thống điện như là module, cảm biến, I/O, chấp hành,..
  • Hoàn thiện bản vẽ kỹ thuật cho toàn bộ thiết bị, đảm bảo tính thống nhất trong quá trình vận hành khi thi công, xây dựng
  • Cung cấp giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ của các loại thiết bị cũng như phụ liệu đi kèm
  • Lắp đặt tại hiện trường, sau đó kiểm tra và vận hành thử theo hướng dẫn
  • Huấn luyện kỹ năng sử dụng hệ thống điện nhẹ cho gia chủ, chủ đầu tư 

Quy trình thi công hệ thống điện

  • Trình hồ sơ kỹ thuật thi công đúng thời gian quy định
  • Tiến hành phê duyệt biện pháp lắp đặt hệ thống điện nhẹ đúng kỹ thuật
  • Thử nghiệm tất cả các thiết bị sau khi đã được tập kết tại công trường xây dựng
  • Hoàn thiện thủ tục kiểm tra vật tư trước khi đưa vào công trường
  • Lắp ráp và tiến hành kết nối các thiết bị với nhau theo đúng trình tự trong bản hồ sơ thiết kế
  • Kết nối cảm biến, chấp hành và tủ điều khiển của hệ thống điện nhẹ
  • Bảo quản thiết bị, và cài đặt phần mềm quản lý đúng kỹ thuật
  • Lập cơ sở dữ liệu có liên quan và hiệu chỉnh thiết bị nếu cần

Những lưu ý cần biết khi thi công điện nhẹ công trình

Bố trí ống luồn dây của hệ thống điện nhẹ đúng kỹ thuật
Bố trí ống luồn dây của hệ thống điện nhẹ đúng kỹ thuật

Một công trình sở hữu hệ thống điện nhẹ được lắp đặt đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sẽ là yếu tố hàng đầu quyết định đến giá trị và tuổi thọ sử dụng. Thế nhưng, để hạn chế rủi ro và sự cố phát sinh trong quá trình lắp đặt, đội ngũ thi công cần chú ý:

  • Có thể luồn nhiều dây điện trong một ống dây, và phải sắp xếp theo một trật tự nhất định
  • Ống luồn dây của hệ thống điện được đặt ngầm trong bê tông, tại vị trí giữa hai lớp thép sàn
  • Dùng loại lò xo có đường kính phù hợp để tiến hành uốn đường ống dẫn điện. Trong đó, tất cả các luồn dưới bê tông phải được bôi keo dán PVC, không để khe hở, và tránh gây rò rỉ dòng điện
  • Ống chứa dây điện nên được buộc cẩn thận bởi dây thép và phần đầu ống được quấn kín bằng băng dính. Điều này sẽ hạn chế khả năng bị ăn mòn của đường ống khi đặt trong môi trường nhiều phèn hoặc mặn.
  • Dùng tấm xốp đặt trước các lỗ mở qua bê tông sàn để đảm bảo tiết kiệm nhân công, giảm thiểu thời gian và chi phí cho hoạt động đục phá bê tông 
  • Các luồn dây trong hệ thống điện nhẹ có khả năng chuyển hướng nhiều lần nên được bố trí thêm hộp số trung chuyển để đảm bảo tính chính xác, an toàn tối đa

Với những kinh nghiệm khi thi công hệ thống điện nhẹ của BGroup, chúng tôi hy vọng đã mang đến nguồn thông tin bổ ích cho tất cả người đọc. Nếu muốn tham khảo chi tiết về toàn bộ dịch vụ thi công trọn gói của đơn vị, vui lòng truy cập website https://tapdoanbgroup.vn/ hoặc gọi vào Hotline 02746.559.494.