Nhà ở thương mại là gì? Những quy định mới nhất

Thị trường hiện nay có rất nhiều phân khúc giá cho khách hàng lựa chọn khi quyết định mua sắm nhà ở thương mại để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc hằng ngày. Tuy nhiên, một số điểm mới liên quan đến nhà ở thương mại theo quy định của Pháp luật có thể gây ra một số khó khăn cho quá trình giao dịch của khách hàng. Vậy đâu là những lưu ý quan trọng về mô hình nhà ở này?

Mô hình nhà ở thương mại là gì?

Theo Luật Nhà ở năm 2014 thì nhà ở thương mại được hiểu là những công trình có tính chất dân cư, được đầu tư hàng loạt với mục đích đáp ứng nhu cầu cho thuê, thuê mua hoặc bán theo cơ chế của thị trường chung. Hai bên tham gia giao dịch sẽ trực tiếp định giá sản phẩm bất động sản với nhau. 

Định nghĩa cơ bản về nhà ở thương mại
Định nghĩa cơ bản về nhà ở thương mại

So với nhà ở xã hội thì mô hình này được ưa chuộng bởi sự đa dạng trong chi phí thanh toán,nhiều ưu đãi chiết khấu, và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Đồng thời, ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa cho người dân mua nhà ở thương mại lên đến 70% giá trị tài sản đó, và thực hiện hoàn trả toàn bộ trong thời gian từ 20 – 30 năm. 

Quy định về nhà ở thương mại mới nhất hiện nay

Sau đây là những sửa đổi, cập nhất mới nhất về xây dựng nhà ở thương mại trong giai đoạn hiện nay:

Tiêu chuẩn để xây dựng nhà ở thương mại đúng quy định

Nhà đầu muốn tham gia vào hoạt động thi công dự án liên quan đến nhà ở thương mại thì phải hoàn thiện đủ 4 điều kiện được nêu ra như sau:

  • Đã được chứng nhận là doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập với mục đích kinh doanh bất động sản đúng theo quy định của Pháp luật
  • Phải đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Luật Bất động sản (không thấp hơn 20 tỷ đồng) và phải tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tính trung thực, chính xác của số vốn quy định khi khai báo trên giấy tờ nộp cho cơ quan có thẩm quyền. 
  • Đã tiến hành đăng ký mã kinh doanh, và đáp ứng toàn bộ điều kiện cần và đủ để kinh doanh nhà ở thương mại
  • Phải có nguồn vốn ký quỹ tại ngân hàng, nhằm đảm bảo tính thanh khoản, khả năng thực hiện dự án xây  dựng nhà ở đó. 
Điều kiện tham gia xây dựng nhà ở thương mại
Điều kiện tham gia xây dựng nhà ở thương mại

Thủ tục tham gia làm chủ đầu tư của nhà ở thương mại

Quá trình đăng ký dự thầu nhà ở thương mại, nhà đầu tư cần trải qua hai thủ tục cơ bản, bao gồm:

Chọn chủ thầu đáp ứng điều kiện xây dựng công trình nhà ở 

UBND cấp tỉnh sẽ trực tiếp quyết định và ra điều kiện thông qua hình thức là:

  • Khi có nhiều chủ đầu tư tham gia đấu thầu khi đất chưa được bồi thường, giải phóng thì bên UBND phải tiến hành tổ chức đấu thầu để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Khi thỏa mãn đầy đủ những điều kiện về xây dựng nhà ở thương mại thì đơn vị đó sẽ được chỉ định để thi công.
  • Nếu khu đất đó đã có giấy chứng nhận bồi thường, giải phóng mặt bằng thì quy trình chọn thầu dựa trên đấu giá quyền sử dụng đất. 

Chuẩn bị hồ sơ pháp lý để thi công nhà ở thương mại

Bộ hồ sơ theo đúng quy định Pháp luật sẽ bao gồm:

  • Bản sao chứng thực đối chiếu cho các loại giấy tờ được yêu cầu như là: Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy minh chứng nguồn vốn, Giấy chứng nhận đầu tư,…
  • Văn bản cam kết và đăng ký làm chủ đầu tư, liệt kê đầy đủ các thông tin cơ bản như họ và tên, địa chỉ, thời hạn hoàn thiện công trình nhà ở thương mại, dự toán chi phí,…
  • Minh chứng năng lực dự thầu, khả năng tài chính của chủ đầu tư (Giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy xác nhận vốn, chỉ số tín dụng từ ngân hàng,..)
  • Chứng thư định giá, thẩm định toàn bộ tài sản hiện có của chủ đầu tư, doanh nghiệp. 

Nhóm đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở thương mại

Nhóm khách hàng đủ điều kiện mua nhà ở thương mại
Nhóm khách hàng đủ điều kiện mua nhà ở thương mại

Quy định nhà ở thương mại nêu rõ nhóm khách hàng, đối tượng được tiến hành mua bán nhà ở thương mại trên thị trường. Cụ thể là, bất kỳ công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam thì đều được tham gia vào hoạt động giao dịch nhà ở theo tính thương mại. Ngoài ra, những người sống ngoài lãnh thổ Việt Nam vẫn có thể trực tiếp mua nhà, và phải tuân thủ một số quy định riêng của Chính phủ, Luật Kinh doanh bất động sản. 

Bài viết trên đây cung cấp thông tin về nhà ở thương mại và một số quy định có liên quan. Chủ đầu tư và khách hàng có thể tham khảo bài viết để thu thập thêm một số kiến thức bổ ích, hỗ trợ tối đa cho quá trình sở hữu tài sản nhà ở thương mại. Tham khảo website https://tapdoanbgroup.vn/ của Tập đoàn Bgroup để được hỗ trợ nhiều hơn về giao dịch nhà đất và đăng ký sử dụng dịch vụ thông quan hệ thống trực tuyến.