Đầu tư xây dựng là gì? Các loại dự án đầu tư xây dựng

Đối với lĩnh vực xây dựng, đầu tư xây dựng đúng mức, và phù hợp với nhu cầu của thị trường được xem là một thử thách của nhiều nhà đầu tư. Trên thực tế, Pháp luật nước ta ban hành khá nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến các loại dự án đầu tư xây dựng, nhằm đảm bảo yếu tố chất lượng tốt khi đưa vào vận hành. Thông tin sau đây sẽ cung cấp một số kiến thức bổ ích về hoạt động này. 

Đầu tư xây dựng là gì?

Đầu tư xây dựng được hiểu là toàn bộ công tác liên quan đến quá trình sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng, sửa chữa, bảo trì và cải tạo công trình, với mục đích nâng cao chất lượng, và tiết kiệm tối đa chi phí. Hầu hết, các dự án đầu tư xây dựng thường được phản ánh qua Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư, hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng được nộp lên cơ quan có thẩm quyền. 

Hoạt động đầu tư xây dựng là gì?
Hoạt động đầu tư xây dựng là gì?

Phân loại các dự án đầu tư xây dựng hiện nay

Bộ Xây dựng đã tiến hành phân loại dự án đầu tư xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cụ thể như sau:

Theo tính chất và mức độ quan trọng của công trình xây dựng

Khi xem xét các yếu tố về quy mô dự án, và tính quan trọng của đầu tư xây dựng đối vấn đề an sinh, dân sự của người dân, Pháp luật chia thành:

  • Dự án đầu tư có tầm quan trọng cấp quốc gia
  • Dự án xây dựng nhóm A
  • Dự án xây dựng nhóm B
  • Dự án xây dựng nhóm C

Yêu cầu thành lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật

Với nguyên tắc này, kế hoạch đầu tư xây dựng tiếp tục được phân thành 2 loại chính là:

  • Công trình nhận đầu tư phục vụ cho mục đích tôn giáo, tín ngưỡng
  • Công trình đầu tư xây dựng mới, hoặc cải tạo thi công (giá trị nhỏ hơn 15 tỷ đồng)
Dự án đầu tư xây dựng phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo
Dự án đầu tư xây dựng phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo

Theo nguồn vốn sử dụng

Riêng với hình thức phân loại hoạt động đầu tư xây dựng, chủ thầu sẽ xem xét đến 3 mô hình là:

  • Dự án triển khai dựa trên nguồn vốn, quỹ ngân sách của Nhà nước
  • Dự án chỉ sử dụng vốn của Nhà nước, không liên quan đén hoạt động phân bổ nguồn ngân sách
  • Dự án xây dựng có yêu cầu sử dụng nguồn vốn khác

Quy trình hoàn thiện bộ báo cáo đầu tư xây dựng cho công trình

Giai đoạn lập báo cáo đầu tư xây dựng đóng vai trò then chốt cho khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng theo đúng Pháp Luật. Trên thực tế, quy trình này sẽ có sự khác biệt đối với từng loại dự án mà chủ đầu tư đảm nhiệm.

Hoàn thiện nội dung của bản báo cáo đầu tư xây dựng

  • Báo cáo kết quả giám định, bao gồm tính cấp thiết, thuận lợi và khó khăn của dự án sẽ triển khai
  • Quy mô dự kiến của của công trình đầu tư xây dựng
  • Phân tích sơ bộ về hạ tầng, tái định cư, mặt bằng, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, an ninh khu vực
  • Hình thức huy động vốn phù hợp, dự tính thời gian hoàn thiện,…

Xin phép đầu tư xây dựng dự án, công trình

Chủ đầu tư phải đại diện đơn vị thầu nộp Báo cáo xây dựng trực tiếp cho Bộ quản lý ngành để tiến hành thủ tục kiểm tra tính xác thực của toàn bộ nội dung được nêu ra trên bảng Báo cáo. Ngoài ra, thời gian cụ thể của từng giai đoạn như gửi văn bản lấy ý kiến; phản hồi và giải đáp thắc mắc; lập Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ là khác nhau. Do đó, đơn vị xây dựng cần phải ghi nhớ, lưu ý thật kỹ để đảm bảo tiến độ hoàn thiện công trình theo mong muốn. 

Mẫu báo cáo dự án xây dựng 
Mẫu báo cáo dự án xây dựng

Chuẩn bị nội dung trình bày và thiết kế cơ sở cho dự án

Trên thực tế, bước chuẩn bị nội dung thuyết minh là xem xét và duyệt lại toàn bộ thông tin đã được trình bày trên báo cáo. Sau đó, chủ đầu tư cần quan tâm đến giai đoạn thiết kế cơ sở của dự án, bao gồm:

  • Giải pháp và phương án tối ưu để xác định chính xác nhất tổng mức đầu tư dự kiến
  • Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, xây dựng và trình bày tính công nghệ khả thi đi kèm (nếu có) 

Lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật cho công tác đầu tư xây dựng

Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng cần được chủ đầu tư quan tâm, chú trọng trong các trường hợp sau:

  • Nhà ở dân dụng phục vụ cá nhân, hộ gia đình
  • Công trình hỗ trợ cho hoạt động tôn giáo
  • Công trình, dự án cần nâng cấp, sửa chữa dưới mức phí là 3 tỷ đồng
  • Một số dự án đã được Bộ quản lý phê duyệt, đã trải qua quy hoạch trong khoảng thời gian trung và dài hạn
  • Dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách Nhà nước, không quá 7 tỷ đồng

Bài viết trên đây cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng và một số cách phân loại dự án xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Truy cập thêm vào website https://tapdoanbgroup.vn/  để đọc các bài viết liên quan dịch vụ xây dựng được hỗ trợ bởi Tập đoàn Bgroup. Hi vọng khách hàng sẽ có những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.