Chủ thầu là ai? Nhiệm vụ chính là gì?

“Chủ thầu” được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng trên thị trường hiện nay. Trên thực tế, trách nhiệm đầy đủ của chủ thầu xây dựng được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh và nhiệm vụ công việc khác nhau. Vì vậy, hiểu rõ nhiệm vụ của chủ thầu sẽ giúp cho khách hàng, chủ đầu tư lựa chọn gói dịch vụ đúng đắn, phù hợp hơn. Đơn vị Bgroup sẽ giải thích cụ thể khái niệm này trong nội dung dưới đây. 

Chủ thầu là gì?

Trong giới xây dựng, kiến trúc chuyên môn, chủ thầu được xem là người làm chủ của các nhà thầu cung cấp dịch vụ hỗ trợ tiến hành thi công và hoàn thiện dự án cơ sở hạ tầng, nhà ở. Vì vậy, họ có thể là người đại diện cho nhà thầu để tiến hành ký kết hợp đồng với chủ đầu tư và tham gia dự thầu toàn bộ một mặt bằng, nguyên – vật liệu, và đội ngũ nhân công liên quan đến công trình đó. 

Chủ thầu của đơn vị thi công xây dựng
Chủ thầu của đơn vị thi công xây dựng

Cụ thể, một nhà thầu đảm bảo hoạt động đúng theo quy định của Pháp luật khi sở hữu:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định của Bộ Xây dựng, cùng với bộ chứng từ hành nghề mới nhất
  • Đội ngũ quản lý công trình, giám sát viên, kiến trúc sư có kỹ thuật chuyên môn cao
  • Đội ngũ nhân công nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm, trung thực và lành  nghề
  • Trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình thi công đảm bảo đầy đủ, hoàn thiện

Phân loại chủ thầu trong hoạt động thi công, xây dựng

Căn cứ vào hai loại nhà thầu cơ bản hiện nay là nhà thầu phụ và nhà thầu chính mà phân loại chủ thầu theo hình thức tương tự. Cụ thể là:

Chủ thầu của nhà thầu chính

Nhà thầu chính chịu trách nhiệm toàn bộ những công việc chính liên quan đến quá trình hoàn thiện công trình khi tham gia dự thầu. Vì vậy, chủ thầu của hình thức này có chức năng kiểm soát, phân bố nguồn lực về tài chính, con người, trang thiết bị sao cho hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi kỹ năng quản lý chuyên môn cấp cao, kiến thức và độ am hiểu về lĩnh vực xây dựng – kiến trúc

Chủ thầu thuộc đơn vị thầu phụ

Là người đại diện ký kết cho các bản hợp đồng với các nhà thầu chính, nhằm hỗ trợ thêm nguồn lực cho đơn vị này hoàn thành dự án, công trình đúng chất lượng, tiến độ. Có thể nói, nhà thầu phụ chỉ làm việc với nhà thầu chính trong hầu hết mọi trường hợp, trừ một số tình huống quyết định quan trọng cần có sự góp mặt của chủ đầu tư. 

Hồ sơ ký kết giữa nhà thầu phụ và thầu chính
Hồ sơ ký kết giữa nhà thầu phụ và thầu chính

Ngoài ra, vẫn còn có một số loại chủ thầu của các dạng nhà thầu khác như là nhà thầu phụ đặc biệt, nhà độc lập, nhà thầu liên doanh, nhà thầu quốc tế và nhà thầu trong nước. 

Nhiệm vụ chính của chủ thầu xây dựng là gì?

Bởi vì phụ trách toàn bộ quá trình hoạt động của một đơn vị nhà thầu xây dựng, do đó, nhiệm vụ cơ bản của chủ thầu sẽ bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý, chất lượng và thời gian hoàn thiện công trình với chủ đầu tư.
  • Theo dõi, kiểm soát cụ thể từng hạng mục theo chỉ tiêu của chủ đầu tư đề ra, dựa trên bản hợp đồng, hồ sơ kỹ thuật đã duyệt
  • Đại diện chịu trách nhiệm trước mọi sự cố xảy ra khi hoàn thiện công trình
  • Khảo sát giá nguyên vật liệu, vật tư và trang thiết bị theo yêu cầu từ chủ đầu tư công trình
  • Cân nhắc, phân bộ lực lượng nhân công phù hợp để đảm bảo chất lượng được phục vụ ở từng khu vực khác nhau
  • Đại diện đơn vị ký bản hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ để có thể hoàn thành tốt các kỹ thuật chuyên môn cao. 

Điều kiện để đánh giá tư cách của chủ thầu và nhà thầu xây dựng

Đăng ký dự thầu tại hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Đăng ký dự thầu tại hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Để có thể tham gia dự thầu hợp lệ thì chủ thầu và nhà thầu phải đảm bảo:

  • Đã tiến hành đăng ký vào hệ thống mạng đấu thầu trên toàn quốc gia
  • Chủ thầu phải đảm bảo khả năng cạnh tranh trong luật thầu theo quy định mới của Luật 2013
  • Không thuộc danh mục nhà thầu bị cấm đã được ban hành bởi bộ Xây dựng
  • Riêng với chủ thầu nước ngoài, phải đảm bảo doanh nghiệp đó có liên kết với nhà thầu trong nước để đủ điều kiện dự thầu quốc tế
  • Có tên trong bản danh sách ngắn đối với trường hợp đã được lựa chọn theo danh sách ngắn theo quy định

Vì vậy, chủ thầu cần phải xem xét tất cả các yếu tố trên trước khi đăng ký vào bất kỳ gói thầu, công trình để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp ở mức cao nhất. 

Bài viết trên đây giải thích đầy đủ khái niệm về chủ thầu là gì và một số nhiệm vụ cơ bản của chủ thầu đối với nhà thầu thuộc sự quản lý của mình. Hy vọng  người đọc đã có thể phân biệt được thuật ngữ “chủ thầu” với các khái niệm khác tương tự xuất hiện trong lĩnh vực xây dựng – kiến trúc. Nếu cần bất kỳ thông tin hỗ trợ nào, truy cập ngay vào websitehttps://tapdoanbgroup.vn/   hoặc liên hệ Hotline 02746.559.494 để được giải đáp.