Lập dự toán công trình xây dựng là bước quan trọng trong xây dựng bất kể công trình nào. Cho dù là dự án cao tầng trị giá hàng ngàn tỉ hay nhà ở bình thường. Tuy nhiên, làm sao để có thể lập dự toán chuẩn xác và hiệu quả nhất lại gây ra không ít khó khăn cho nhiều người. Hiểu được thực trạng này, trong bài viết hôm nay, BGroup sẽ hướng dẫn bạn lập dự toán xây dựng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Lập dự toán công trình xây dựng là gì?
Dự toán công trình xây dựng là dự trù toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thiện một công trình nào đó. Đây cũng đồng thời là bản dự kiến, tính toán giá trị công trình trước thời điểm công trình đó khởi xây.
Muốn lập dự toán công trình, cần phải dựa trên cơ sở là khối lượng các công việc xác định phù hợp với thiết kế kỹ thuật. Bên cạnh đó là phù hợp với bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc cần thiết khác khi thi công.
Theo các chuyên gia, dự toán công trình là tài liệu có tính quan trọng cao. Nó thường được đi kèm với bản thiết kế để cung cấp cho người xem thông tin về chi phí xây dựng.
Mục đích của dự toán công trình được tóm gọn như sau:
- Dự kiến số tiền cần thiết để hoàn thiện công trình
- Sử dụng như một căn cứ để lựa chọn nhà thầu
- Lập kết hoạch đầu tư hoặc thuyết phục ngân hàng cho vay vốn
- Căn cứ để ký kết thỏa thuận
Hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng
Có 2 cơ sở pháp lý bạn có thể áp dụng để lập dự toán công trình xây dựng. Cụ thể:
- Áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng
- Sử dụng giá nhân công và giá ca máy ban hành tại Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng
Lập dự toán chi phí trực tiếp
Lập chi phí vật liệu
Để xác định chi phí trực tiếp, cần căn cứ vào định mức sử dụng vật tư. Cùng với đó là chi phí cho vật liệu theo địa phương để xác định đơn giá cơ bản.
Chi phí cho vật liệu sẽ được xác định bằng cách lấy khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân với chi phí vật liệu.
Lập dự toán chi phí nhân công
Xét về nguyên tắc khi lập dự toán xây dựng, chi phí nhân công bao gồm tiền lương cơ bản. Ngoài ra còn có các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chi phí theo chế độ. Như vậy, chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng sẽ được xác định như sau:
Đối với đơn giá của các tỉnh, thành phố: chỉ tính các khoản lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp lương áp dụng thống nhất đối với tất cả các công trình trong khu vực. Các khoản chi phí này gấp đôi so với chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các địa phương.
Đối với công trình được hưởng các khoản phụ cấp cao hơn: được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công theo hướng dẫn trong phụ lục số 2.
Đối với đơn giá công trình: đưa trực tiếp vào đơn giá các khoản lương mà công trình được hưởng theo cách tính trên. Các khoản bao gồm cơ bản, lương phụ, phụ cấp lương. Ngoài ra còn có các chế độ đối với công nhân xây lắp.
Lập dự toán máy thi công cho công trình xây dựng
Áp dụng bảng giá ca máy hiện hành và điều chỉnh với hệ số bằng 1,05 cho đến khi các quy định mới hơn.
Các chi phí chung
Khi lập dự toán công trình xây dựng, tất cả các chi phí khác tính thành một khoản chi phí chung bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí trực tiếp.
Các chi phí chung gồm chi phí bộ máy quản lý, bảo hiểm xã hội, kinh phí trích nộp công đoàn, chi phí phục vụ công nhân và các chi phí khác thuộc phụ phí thi công.
Lợi nhuận định mức
Áp dụng chế độ hiện hành đối với những đối tượng theo quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên nếu có chính sách thuế mới thì sẽ thực hiện điều chỉnh linh hoạt.
Khi lập dự toán công trình xây dựng, không tính khoản chi phí lãi vay ngân hàng. Việc bảo đảm vốn sẽ do các bên thỏa thuận. Thỏa thuận này được ghi trong hợp đồng kinh tế tùy mỗi công trình.
Trên đây là cách lập dự toán công trình xây dựng cơ bản để bạn tham khảo. Nếu có thắc mắc khi thực hiện, hãy liên hệ tới hotline của BGroup để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ
Gọi ngay hotline: (027) 46. 559. 494