Thi công đài móng cọc ép là cách thức hiệu quả để tăng cường khả năng chịu lực cho công trình. Giúp cho công trình có thể đứng vững trước mọi tác động thời tiết và môi trường. Việc xây dựng đài móng nếu không được thực hiện cẩn thận, đúng kỹ thuật có thể dẫn tới sụt lún vô cùng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu đài móng cọc ép là gì và quy trình thi công đài móng nhé.
Tổng quan về đài móng cọc ép
Đài móng cọc ép là gì?
Đài móng cọc ép có cấu tạo gồm 2 phần là phần móng và phần cọc. Phần đài móng có nhiệm vụ tạo sự kết nối giữa các cọc và phân bổ lực. Đài móng được chia làm 2 loại là đài móng mềm và đài móng cứng. Theo hình dáng có thể phân loại thành đài móng hình tam giác, hình tròn, hình côn… Về phần cọc, hiện nay có các loại cọc gỗ, cọc hỗn hợp, cọc thép, cọc bê tông cốt thép. Đài móng cọc ép có tác dụng truyền xuống các lớp đất tốt thậm chí là lớp sỏi đá tải trọng của toàn bộ công trình.
Phân loại đài móng cọc ép
Có hai loại đài móng cọc ép, đó là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.
Móng cọc đài thấp: Là loại móng cọc mà các cọc chỉ chịu được tải trọng nén chứ không chịu uốn được. Khi đặt móng cần có sự điều chỉnh để áp lực bị động của đất cân bằng với lực ngang của móng.
Móng cọc đài cao: Là loại móng cọc mà chiều cao của cọc lớn hơn chiều sâu của móng. Có khả năng chịu được cả hai loại tải trọng uốn và nén.
Quy trình thi công đài móng cọc ép
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
Đơn vị thi công sẽ tiến hành khảo sát địa chất để đánh giá các điều kiện môi trường. Chuẩn bị bề mặt bằng phẳng để thi công thuận lợi nhất. Sau đó kiểm tra xem các loại cọc có đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật không. Tiếp đó xác định vị trí ép góc và kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị máy móc. Đảm bảo máy móc được lắp đặt đúng vị trí sao cho an toàn nhất và phát huy được công năng.
Bước 3: Ép cọc bê tông cốt thép
Thực hiện ép cọc bê tông C1 theo phương thẳng đứng, sau đó ép cọc C2 tiếp nối với cọc C1. Lần lượt ép cọc tại các vị trí còn lại theo thiết kế trong bản vẽ. Tiếp theo đơn vị xây dựng sẽ gia công cốt thép bằng cách cắt uốn dựa trên hình dạng của móng. Khung cốt thép cần có sự bền chắc tuyệt đối để đảm bảo khả năng chịu lực.
Bước 2: Đào đất thi công đài bệ và đổ bê tông lót
Nhân công và máy đào sẽ thực hiện đào đất để xây giằng móng và đài bệ. Hố móng phải đáp ứng được cao độ đẩy móng theo quy định trong bản vẽ thi công. Tiếp đó đổ lớp lót bê tông có độ dày khoảng 5cm.
Bước 3: Lắp đặt cốt thép và ván khuôn
Khi bê tông lót đã đủ độ cứng thì có thể tiến hành lắp đặt giằng cọc và cốt thép cho đài bệ. Các thanh chống và ván khuôn sẽ được dựng lên trước khi đổ thêm bê tông.
Bước 4: Đổ bê tông đài móng
Bê tông sẽ được vận chuyển bằng xe trộn và được đổ bằng bơm tĩnh kết hợp xe bơm. Đổ bê tông tới khi đạt chiều cao của đáy sàn tầng hầm.
Nên lựa chọn đơn vị thi công đài móng cọc ép nào tốt nhất?
Xây dựng đài móng cọc ép là công đoạn vô cùng quan trọng. Quyết định phần lớn tới tuổi thọ của toàn bộ công trình. Do đó hãy giao phó công việc này cho công ty xây dựng có kinh nghiệm dày dặn như BGROUP. Chúng tôi sẽ đảm bảo đài móng của công trình sẽ được thi công đúng kỹ thuật, kiên cố và an toàn nhất.
- BGROUP không chỉ có những tổ thi công tay nghề cao. Mà còn có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao.
- Chúng tôi cam kết đài móng sẽ được thiết kế với hình dạng và kích thước tối ưu. Số lượng cọc trong móng hợp lý và tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ công trình.
- Công ty chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Vì vậy luôn áp dụng quy trình thi công xây dựng khoa học và bài bản. Giúp cho mọi công việc đều được quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa các sự cố và sai sót.
Quy trình thi công đài móng cọc ép có nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao. Tuy nhiên nếu lựa chọn BGROUP, bạn có thể hoàn toàn yên rằng công trình sẽ có độ bền đi cùng năm tháng, trường tồn với thời gian.
Gọi ngay hotline: (027) 46. 559. 494