Tập đoàn Bgroup

Những chiêu trò mà nhà đầu tư bất động sản cần tránh

Ngày nay, đầu tư bất động sản phải đối mặt với nhiều chiêu trò lừa đảo hết sức tinh vi. Chúng lợi dụng sự cả tin của nhà đầu tư khiến nhiều người bị mất trắng hàng chục, hàng trăm, thậm chí đến cả tỷ đồng. Để an toàn hơn trong đầu tư nhà đất, chúng ta cần tìm hiểu kỹ và tránh những mánh khóe bất động sản. Vậy môi giới bất động sản có những chiêu trò lừa đảo nào?. Hãy theo dõi bài viết này để tìm ra câu trả lời!.

Mạo danh chủ đầu tư uy tín để lừa đảo và giả mạo ngân hàng thanh lý nhà đất

Chiêu trò lừa đảo này khá phổ biến khi có nhiều chủ đầu tư lớn, có uy tín phải lên tiếng về tình trạng bị mạo danh thương hiệu, tố cáo nhiều cá nhân, tổ chức cố tình tạo website giả danh công ty để lừa đảo. Họ sử dụng trái phép hình ảnh của chủ đầu tư, đưa thông tin – tài liệu sai lệch về dự án cùng số điện thoại giả mạo. Nghiêm trọng hơn, cá nhân tổ chức lừa đảo còn mạo danh chủ dự án báo giá thấp hơn thị trường để nhận tiền cọc, tiền giữ chỗ. 

Một hình thức bất động sản lừa đảo nữa đó là giả mạo cán bộ ngân hàng để tung tin thanh lý nhà đất với giá rẻ hơn hẳn thị trường. Nhưng thực tế đây là các dự thay án ảo được thay tên để lừa đảo những nhà đầu tư bất động sản ham rẻ và cả tin “sập bẫy”.

Những dự án “ma” mà những nhà đầu tư bất động sản cần tỉnh táo tránh xa

Đầu tư bất động sản cần tránh chiêu trò chiếm dụng tiền đặt cọc 

Thời gian gần đây, thị trường đã ghi nhận không ít những vụ việc kẻ lừa đảo vẽ dự án ma trên giấy nhằm lôi kéo hàng trăm, hàng nghìn người xuống tiền vào dự án không có thật. Ví dụ: địa ốc Alibaba, công ty Hoàng Kim Land thường cho môi giới bất động sản gọi điện mời khách đi xem đất, nhưng thực tế là đất quy hoạch dành cho công trình công cộng, chưa được phê duyệt cho dự án nào. 

Mánh khóe bất động sản được sử dụng ở đây đó là các dự án ảo phân lô, vị trí đắc địa, cảnh quan trên giấy khá bắt mắt mà giá bán thấp hơn thị trường. Kẻ lừa đảo sẽ tổ chức các sự kiện xem đất tại thực địa, rồi  “dựng cảnh” nhiều người chen nhau mua bán, ký hợp đồng và thanh toán tiền ngay trước mặt người đi xem đất để “con mồi” nhanh chóng “cắn câu” và họ sẽ lừa được tiền đặt cọc 1 cách dễ dàng.

Những chiêu trò lừa đảo tinh vi mà nhà đầu tư bất động sản nên tránh

Mánh khóe bất động sản một lô đất nhưng bán cho nhiều người 

Với hình thức bất động sản lừa đảo này, kẻ lừa đảo sử dụng những mảnh đất, ngôi nhà đang đợi làm thủ tục chuyển đổi, ra sổ, đợi đền bù,… và chưa có giấy tờ, không thể mua bán qua công chứng và hầu hết giao dịch sẽ được thực hiện bằng giấy tờ viết tay. 

Chỉ với 1 mảnh đất mà các kẻ lừa đảo có thể viết giấy bán cho nhiều người mua ham rẻ, nhẹ dạ, cả tin. Chỉ khi mọi việc vỡ lở thì kẻ lừa đảo đã ôm tiền chạy mất, lúc này những người mua tranh chấp, kiện tụng không ngừng. Ngoài loại hình bất động sản chưa có giấy tờ thì ngay cả nhà đất có giấy tờ chủ quyền cũng xảy ra tình trạng lừa đảo này.

Đầu tư bất động sản cần tránh mua lầm nhà đất đang bị kê khai tài sản 

Một loại hình bất động sản lừa đảo nữa, đó là khách đầu tư mua phải nhà đất của người phải thi hành án. Trong thời gian tòa tuyên án đến lúc thi hành án, những đối tượng này sẽ tìm mọi cách để nhanh chóng bán nhà, sang tên cho người khác để lừa lấy tiền mặt. Và đương nhiên sau đó, họ sẽ tẩu tán số tiền này chứ không hề dùng để thi hành án theo yêu cầu của tòa.

Mặc dù có sang tên rồi nhưng người mua vẫn phải đối mặt với việc “mất trắng”. Bởi theo điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự quy định: Trong thời gian chờ thi hành án nếu người phải thi hành án chuyển đổi, bán, cầm cố tài sản thì phải dùng số tiền đó để nộp lên thi hành án. Đương nhiên, khi người đang phải thi hành án tẩu tán tiền mặt đi rồi thì tài sản đó vẫn bị kê biên. 

Những rủi ro nên tránh khi đầu tư bất động sản

Vừa rồi là những chiêu trò lừa đảo tinh vi mà các nhà đầu tư bất động sản nên tránh. Mong rằng, các nhà đầu tư sẽ cảnh giác và tỉnh táo để không bị “sập bẫy” trước những mánh khóe bất động sản tinh vi.

Exit mobile version