Tập đoàn Bgroup

Hướng dẫn bố trí khe nhiệt tiêu chuẩn của Bgroup

Hiện nay, hầu hết các công trình nhà công nghiệp đều quan tâm đến thiết kế và bố trí khe nhiệt. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng công trình và tuổi thọ được duy trì tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về ứng dụng của khe nhiệt và hướng dẫn bố trí khe nhiệt chi tiết của đơn vị BGroup. 

Định nghĩa về khe nhiệt

Khe nhiệt (khe giãn nở) xuất hiện chủ yếu trong những công trình với chiều dài khá lớn, đặc biệt là những khu vực có nhà công nghiệp, nhà xưởng và sở hữu chiều dài lên đến 50 – 60 mét. Trên thực tế, bố trí khe nhiệt để giảm thiểu hiện tượng co giãn bề mặt kết cấu dưới ảnh hưởng nhiệt độ từ môi trường bên ngoài. 

Thế nhưng, muốn thiết kế khe nhiệt hợp lý thì phải trải qua hoạt động tính toán một cách kỹ lưỡng và hết sức chính xác. Nhờ vậy, quá trình lắp đặt cũng có thể diễn ra dễ dàng hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cao hơn. Hãy lưu ý rằng, khi chỉ số khe nhiệt bị tính sai lệch thì chất lượng của công trình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. 

Nguyên tắc quan trọng khi bố trí khe nhiệt của BGroup

Bố trí khe nhiệt, khe lún, khe kháng chấn phù hợp với từng công trình

Để có thể hoàn thiện tốt nhất quá trình bố trí khe nhiệt, đội ngũ thi công của BGroup luôn tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây. Cụ thể là:

Một số nguyên tắc cơ bản trên trong quá trình thi công khe nhiệt sẽ hỗ trợ cho đơn vị BGroup hoàn thiện được công trình chất lượng và uy tín hơn. Đồng thời, đội ngũ thi công có thể linh hoạt đo đạc, và tính toán các chỉ số khác, ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế khe nhiệt để tiến hành hoàn thiện tốt nhất

Hướng dẫn bố trí khe nhiệt chi tiết từ đơn vị BGroup

Để bố trí khe nhiệt an toàn nhất, đơn vị BGroup luôn hướng đến hoàn thiện từng kích thước của khe nhiệt, cũng như các bộ phận liên quan một cách chính xác nhất. Bao gồm:

Bề rộng của khe giãn nở

Nếu công trình nằm ở các khu vực ổn định, không thường xuyên xảy ra động đất, thiên tai thì khe nhiệt nên có độ rộng nhỏ hơn 50mm. Ngược lại, nhà công nghiệp, nhà xưởng được xây dựng tại vùng chịu tác động của địa chất liên tục thì chiều rộng khe phải được tăng giảm một cách phù hợp để hạn chế hiện tượng va đập. Cụ thể là, tổng chuyển vị ngang của hai đỉnh dự án bất kỳ dưới ảnh hưởng của động đất phải nhỏ hơn bề rộng khe nhiệt. 

Quy định của TCVN 5574:2012 về khoảng cách tối đa giữa các khe co giãn

Bảng phân phối khoảng cách tối đa giữa các khe nhiệt (đơn vị mét)

Nhà thầu cần chú ý rằng những tỉ số trong bảng không thể áp dụng cho những bề mặt kết cấu chịu nhiệt độ dưới âm 40 độ C. Riêng với những công trình nhà ở một tầng thì đơn vị thi công hoàn toàn có thể linh hoạt để tăng trị số lên 20% so với quy ước của bảng. Ngoài ra, khi sử dụng với nhà khung thì bảng khoảng cách khe nhiệt chỉ áp dụng đúng với hệ nhà không có giằng cột hoặc giằng đặt giữa khối nhiệt độ.

Xử lý khe nhiệt chính xác, an toàn

Đơn vị BGroup luôn tuân thủ các bước sau để đảm bảo cho phần khe nhiệt luôn được bảo vệ tốt nhất. Bao gồm:

Thực hiện chống thấm cho khe nhiệt hiệu quả, an toàn

Ngoài ra, BGroup còn căn cứ trên tính chất của ngôi nhà được xây dựng, cũng như vị trí đặt móng để đưa ra những phương án bố trí khe nhiệt phù hợp nhất. Điều này sẽ đảm bảo an  toàn tối đa cho quá trình sử dụng, đạt được yêu cầu về thẩm mỹ cũng như tuổi thọ sử dụng lâu hơn. 

Hy vọng bài viết hướng dẫn bố trí khe nhiệt của BGroup trên đây có thể mang đến những kinh nghiệm, cũng như kiến thức bổ ích liên quan đến hoạt động xây dựng này. Ngoài ra, nhà thầu, đội ngũ thi công nên tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cho chất lượng khe nhiệt luôn ở trạng thái tốt nhất. Truy cập vào website https://tapdoanbgroup.vn/ chính thức của Tập đoàn BGroup là để tham khảo thêm bài viết liên quan đến từng giai đoạn thi công khác nhau của dự án. 

Exit mobile version